Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, và vào khoảng 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc.
Với chi phí đầu tư và việc bảo trì tương đối dễ dàng, hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới ngày càng được ưu chuộng và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Nó còn được coi là nguồn năng lượng sạch cho sản xuất, đời sống của con người trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, sau quyết định số 11/2017/QĐ – TTG của chính phủ về cơ chế khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phát triển điện năng lượng mặt trời. Góp phần vào vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường, đem lại giá trị lợi ích về kinh tế trong mắt bạn bè quốc tế.
Trích sơ lược nội dung quyết định:
– Bên mua điện có trách nghiệm mua toàn bộ điện được sản xuất từ các dự án điện mặt trời, ưu tiên sử dụng toàn bộ công suất điện của dự án mặt trời và đưa vào vận hành thương mại.
-Bên mua điện có trách nghiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) với giá mua điện với giá 2.086 đồng/1kwh (chưa bao gồm thuê VAT).
-Tập đoàn điện lực EVN có trách nghiệm tính toán đầy đủ chi phí mua điện của các dự án điện nối lưới.
(Bạn có thể xem quyết định của thủ tướng chính phủ về cơ chế điện năng lượng mặt trời tại đây hoặc tải bản đủ hơn tại đây).
Các dự án điện mặt trời đã và đang triển khai tại Viêt Nam sau quyết định của thủ tướng chính phủ:
- Nhà máy điện mặt trời Cà Mau sẽ được xây dựng tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) với diện tích đất gần 64 ha. Quy mô dự án có tổng công suất lắp đặt 50MWp. Sản lượng điện được phát lên lưới khoảng 73,904 kWh/năm. Thời gian vận hành vào quý II/2019.
-
Nhà máy điện mặt trời tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận được xây dựng trên vùng diện tích rộng 300ha có tổng công suất 204MW, tổng kinh phí 5000 tỷ đồng. Đây là dự án tích hợp năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam, nhằm khai thác lợi thế về nắng và gió của tỉnh Ninh Thuận.
- Dự án Nhà máy Điện mặt trời Phước Hữu có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí thiết bị (khoảng 900 tỷ đồng), còn lại là chi phí xây dựng và đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng. Sản lượng điện năm đầu tiên: 104,130 triệu kWh. Sản lượng điện đặc trưng của nhà máy 1.603 kWh/kWp/năm.
Ngoài ra còn rất nhiều dự án của nhà nước và các doanh nghiệp khác, quý khách hàng có thể xem thêm và chi tiết hơn về các dự án điên mặt trời tại đây: https://dantri.com.vn/nha-may-dien-mat-troi.tag
Một số dự án điện mặt trời công suất thấp dành cho gia đình:
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời
Về cơ bản, hệ thống điện năng lượng mặt trời có 4 thiết bị chính bao gồm: Hệ thống tấm pin mặt trời, bộ chuyển đổi Inverter, hệ thống tủ điện phân phối DC/AC và thiết bị theo dõi. Ngoài ra còn có hệ thống phụ kiện đi kèm như dây cáp điện chuyên dụng, công tơ điện 2 chiều, hệ thống giá đỡ tấm pin.
Nguyên lý hoạt động:
Tấm pin điện mặt trời hấp thụ bức xạ từ mặt trời, chuyển hóa bức xạ đó thành điện năng. Đây là dòng điện một chiều DC, dòng điện này sẽ đi qua bộ chuyển đổi Inverter (bộ hòa lưới) và được chuyển thành dòng điện xoay chiều AC cùng pha, cùng tần số với điện lưới. Khi được chuyển thành dòng điện xoay chiều AC, dòng điện này sẽ đi qua tủ phân phối để đi đến các tải tiêu thụ.
Khi điện mặt trời được tạo ra nhiều hơn lượng cần thiết (tức là tải tiêu thụ không hết), lượng điện này sẽ được đẩy lên lưới thông qua công tơ điện 2 chiều khi lắp đặt.
Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, chúng ta hoàn toàn có thể giám sát hoạt động của hệ thống từ xa thông qua kết nối Internet, chúng ta có thể biết được các thông số như lượng điện tạo ra, lượng điện tiêu thụ, lỗi phát sinh nếu có.
Hệ thống sẽ ưu tiên sử dụng điện được tạo ra từ hệ thống tấm pin mặt trời. Khi lượng điện được tạo ra ít hơn so với lượng điện mà tải sử dụng, hệ thống sẽ tự động lấy điện lưới để bù vào. Vào ban đêm, hệ thống sẽ sử dụng toàn bộ điện cho tải từ điện lưới do hệ thống điện năng lượng không tạo ra điện.
Thuyết trình hiệu quả kinh tế của hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới 16.2kw
1. Chi phí đầu tư
2. Phương án kỹ thuật
3. Phân tích đầu tư
- Điện năng trung bình được tạo ra trong 1 ngày là 85kw
- Tổng điện năng thu được 1 tháng: 85kw x 30 ngày = 2.550kw
- Tổng điện năng thu được trong 1 năm: 2550kw x 12 tháng = 30.600kw
- Lợi nhuận thu được trong 1 năm: 30.600kw x 2.500d = 76.500.000 vnđ
- Sau 5 năm khấu trừ hết tiền đầu tư là: 382.000.000 vnđ
- Lợi nhuận thu được của 19 năm sau khi đã khấu trừ: 1.453.000.000 vnđ
- Giảm thiểu CO2/tháng: 12.650kg
Các chi phí khác:
- Chi phí thay Inverter hòa lưới sau 10 năm: 45.200.000 vnđ
- Chi phí vận hành, giám sát hệ thống: 2.000.000/5năm
- Khấu trừ 10% toàn bộ thiết bị: 145.000.000 vnđ
- Lãi suất vay ngân hàng 10%/năm. Tổng lãi suất sau 5 năm với số tiền 382.000.000 là: 191.000.000 vnđ ( Lãi suất tạm tính là 10%, chính phủ và các ngân hàng có cơ chế cho vay với lãi suất tốt nhất cho đầu tư điện mặt trời)
Lợi nhuận thực tế sau khi trừ các khoản chi phí: 1.453.000.000 – (45.200.000 + 2.000.000 + 145.000.000 + 191.000.000) = 1.069.000.000 vnđ
Chế độ bảo hành:
- Hệ thống tấm pin bảo hành 25 năm. Bảo hành 15 năm cho hiệu suất 90%, bảo hành 10 năm cho hiệu suất 85%.
- Bộ chuyển đổi Inverter bảo hành 10 năm
- Hệ thống phụ kiện, khung giá đỡ bảo hành 1 năm.
Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn, lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới. Vui lòng liên hệ ngay với công ty cổ phần Bách Việt hoặc Hotline 0904 481 965 để được tư vấn miễn phí.