KWp là gì? Cách tính công suất một hệ thống điện năng lượng mặt trời

kwp là gì?

kwp là gì?

KWp là gì?

KWp (là viết tắt của Kilowatt-peak) là mức công suất tối đa của một hệ thống năng lượng mặt trời hoặc công suất tối đa mà tấm pin có thể tạo ra trong điều kiện tiêu chuẩn. Được sử dụng để so sánh hiệu suất giữa các hệ thống điện mặt trời hoặc ước tính lượng điện năng mà các pin mặt trời có thể tạo ra được trong điều kiện thuận lợi nhất.

Quy đổi đơn vị:

  • 1 megawatt-peak (MWp) = 1.000 kilowatt (kWp)
  • 1 kilowatt (kWp) = 1.000 Watt-peak (Wp)

KWp là đơn vị đo điện năng tối đa mà một hệ thống hoặc một mô-đun pin mặt trời có thể tạo ra nếu được vận hành trong điều kiện tiêu chuẩn:

  • Lượng bức xạ của mặt trời 1.000W/m2
  • Nhiệt độ môi trường là 25°C
  • Phổ mặt trời A M 1.5
  • Tấm pin phải được nhận ánh sáng toàn diện, giữa trưa không có mây và các bóng râm che khuất.

kwp là gì

Ví dụ:

  • Một tấm pin năng lượng mặt trời có thể phát ra công suất 400W ở điều kiện tiêu chuẩn thì ta nói tấm pin đó có công suất là 400Wp.
  • Nếu một hệ thống với công suất cực đại là 5 KWP đang hoạt động ở công suất cực đại thì một giờ hệ thống sẽ tạo ra 5 KWh (5 số điện)

KWh là gì?

KWh (Kilowatt-giờ) là một thước đo dùng để tính toán lượng điện từ việc sử dụng điện. Đơn vị này là đơn vị đo lường mức năng lượng có thể sử dụng để cung cấp cho thiết bị có công suất 1000 Watt trong vòng 1 giờ, chứ không phải là số kilowatt sử dụng mỗi giờ.

Công thức tính lượng điện tiêu thụ cho các thiết bị điện trong gia đình cụ thể như sau:

A= P.t

Với A: lượng điện tiêu thụ trong thời gian t; P: công suất ( đơn vị KW); t: thời gian sử dụng (đơn vị giờ)

Ví dụ:

  • Tủ lạnh có công suất là 120W, trong một ngày (tủ lạnh hoạt động trong 24h) lượng điện tiêu thụ khoảng 2.88 KWh (0.12KW x 24h).
  • Máy lạnh có công suất tối đa là 1200W thì lượng điện tiêu hao khoảng 1,2 KWh sau 1 giờ sử dụng

Với 1 KWp thì tạo ra được bao nhiêu KWh?

Để tính được lắp đặt công suất bao nhiêu KWp tương ứng với bao nhiêu KWh thì ta sẽ tính toán theo công thức sau đây:

Công thức: Số KWp x (Số giờ nắng/ngày)

Theo số liệu đã được thống kê, Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 4.9 kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam và vào khoảng 3.8 kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc.

Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta có sự chênh lệch đáng kể về bức xạ mặt trời.

Ví dụ:

  • Với một hệ thống điện mặt trời có công suất là 5 KWp thì sản lượng điện tạo ra trong 01 tháng là 5KWp x 3.8 = 19 Kwh/ngày x 30 ngày = 570 Kwh/tháng tại miền Bắc và tương ứng với 735 KWh/tháng tại miền Nam.

Tuy nhiên để hệ thống đạt được công suất tối đa còn liên quan đến các yếu tố khác như: Cách lắp đặt, Vị trí lắp đặt, Góc nghiêng, Nhiệt độ môi trường…v…..v..

Lắp đặt 1 KWp cần bao nhiêu mét vuông?

Tùy vào công suất tấm pin và các thương hiệu pin. Thông thường tấm pin sẽ có kích thước vào khoảng từ 1,8 m2 đến 2,2 m2.

  • Ví dụ: Tấm pin NLMT có công suất 365Wp có kích thước là 2m x 1m = 2 m2. Vậy 1 KWp sẽ cần 03 tấm pin x 365Wp = 1.095 Wp với diện tích là 6 m2. Vậy với hệ thống 3 KWp sẽ cần diện tích là 18 m2.

Hiểu được ý nghĩa của KWp và KWh sẽ giúp bạn:

  • Biết công suất của các tấm pin năng lượng mặt trời
  • Biết được công suất tiêu thụ của các thiết bị điện sử dụng trong gia đình.
  • Xác định được lượng điện mà gia đình mình sử dụng hàng tháng từ đó tính toán công suất lắp đặt hệ thống cho phù hợp.
  • Xác định được diện tích lắp đặt

BVsolar mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm được phần nào về các thuật ngữ sử dụng trong điện năng lượng mặt trời.

Tham khảo thêm bài viết: Hệ thống điện mặt trời hòa lưới